VnIndex giữ vững trên 800 điểm sau 5 phiên: Bữa tiệc chứng khoán chỉ mới bắt đầu?

20/09/2017
Lực mua mạnh cùng sự bứt phá tại nhiều cổ phiếu đã giúp VnIndex tăng điểm. Nhưng, đây là cú “bull trap” hay bữa tiệc chứng khoán chỉ mới bắt đầu?

Vượt 800 điểm sau gần 10 năm vào 8/9 nhưng rồi, VnIndex đã không chịu nổi áp lực bán chốt lãi tại nhiều cổ phiếu và đã quay đầu giảm điểm. Phiên tăng điểm hôm thứ 3 cũng không giúp thị trường chứng khoán lấy lại điểm số 800 khi mà chỉ có số ít cổ phiếu trụ tăng điểm còn thị trường chung sụt giảm.

Phiên giao dịch 13/9, VnIndex một lần nữa lại tăng gần 3 điểm và chỉ số này một lần nữa đã đi qua con số 800. Khác với mấy phiên gần đây, lực mua mạnh cùng sự bứt phá tại nhiều cổ phiếu đã giúp VnIndex tăng điểm. 4 phiên giao dịch sau đó, VnIndex vẫn giữ vững trên 800 điểm dù có phiên tăng, phiên giảm đan xen.

Phiên ngày 19/9, thị trường có dấu hiệu giảm nhẹ do dấu hiệu bán xảy ra tại nhiều cổ phiếu. Thị trường đang có cú “bull trap” để xả hàng hay bữa tiệc chứng khoán chỉ mới bắt đầu?

4 đặc điểm của thị trường chứng khoán hiện tại

Thứ nhất, cổ phiếu trụ cột vững vàng.Hiếm có giai đoạn nào nhiều cổ phiếu lớn thay phiên nhau giữ “lửa” dòng tiền và tăng đều đặn giúp VnIndex tăng đều đặn như bây giờ. Xét trên góc độ nền tảng cơ bản, với (1) sự ổn định của kinh tế vĩ mô và (2) chính sách theo hướng nới lỏng hơn để hỗ trợ tăng trưởng, nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị các nhà đầu tư nên cân nhắc giải ngân tại các cổ phiếu có triển vọng sáng trong Quý 3 cũng như cả năm 2017 nhằm đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh Quý 3 đang tới gần.

Thứ 2, Dòng tiền đang luân chuyển và lan tỏa tốt giữa các nhóm cổ phiếu.Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy tiền không rời khỏi thị trường mà liên tục luân phiên. Khác với những giai đoạn “bull trap” với đặc thù giao dịch mạnh rồi cổ phiếu xuống dốc dần cùng thanh khoản kém, tình hình thị trường hiện tại là những phiên tăng, giảm đan xen và thanh khoản giữ khá đều đặn.

Thứ 3, nhiều cổ phiếu suy giảm và tạo đáy.Đây là một hiện tượng khá thú vị. Trong khi VnIndex tăng mạnh thì tài khoản của nhiều nhà đầu tư không tăng mấy. Nguyên nhân là do trên thị trường, dòng tiền đang tập trung vào một số mã cổ phiếu và “bỏ quên” nhiều mã. Điều này khiến nhiều cổ phiếu giảm mạnh dù thị trường đang ở sóng tăng.

Thứ 4, cổ phiếu nóng quay lại hoạt động mạnh mẽ.Đây là những cổ phiếu tăng rất sốc, giảm rất sâu. Nhiều nhà đầu tư “tham lam” đã mua cổ phiếu với kỳ vọng “ăn bằng lần” nhưng họ cũng biết rằng tài khoản của họ có thể bị bốc hơi nhanh chóng nếu giảm rất sâu.

Nhà đầu tư biết hành động ra sao khi thị trường đang ở cảnh “nhiễu nhương” như hiện tại? Mua cổ phiếu trụ cột cũng đối mặt với rủi ro dòng tiền dịch chuyển rất nhanh qua nhóm khác. Mua cổ phiếu tạo đáy để kỳ vọng “ăn” từ gốc lên đến ngọn cũng đầy rủi ro khi mà chẳng biết chờ đợi đến bao giờ mới tăng trong khi thị trường đầy cơ hội khác.

Nên chọn kiểu đầu tư nào giai đoạn hiện tại?

Giai đoạn hiện tại có lẽ là giai đoạn khó xử lý tài khoản nhất khi mà “trend” chưa hình thành rõ ràng. Đứng ngoài thì sốt ruột, ở trong thị trường thì e ngại rủi ro.

Để nhà đầu tư có thêm cơ sở để lựa chọn, chúng tôi có thống kê một số phương thức đầu tư mang lại lợi nhuận đáng kể của một số thành viên lớn trên thị trường.

Theo thống kê tình hình hoạt động của quỹ mở BVF (Công ty quản lý quỹ Bảo Việt) trong tháng 8, thị trường chứng khoán có những diễn biến trái chiều với dòng tiền mạnh chảy vào các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến các cổ phiếu này luân phiên tăng điểm, hỗ trợ thị trường xác lập mức tăng. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của quỹ cho thấy việc đầu tư vào cổ phiếu theo phương pháp phân tích cơ bản (định hướng của quỹ BVPF) đã không mang lại hiệu quả đầu tư cao bằng chiến lược đầu tư bán chủ động, gia tăng hiệu quả so với chỉ số mô phỏng (định hướng của quỹ BVFED) hay chiến lược chủ động, tập trung vào các tài sản có lãi suất cố định (BVBF).

Thực tế, khoản đầu tư sinh lợi tốt nhất của Công ty quản lý quỹ Bảo Việt lại là trái phiếu. NAV của quỹ BVBF tăng gần 3,5% trong tháng 8 so với tháng trước nâng mức sinh lãi từ đầu năm đến nay lên 13,33%. Nhưng, nếu xét chung từ đầu năm đến tháng 8 thì chiến lược đầu tư bán chủ động lại mang lại hiệu quả cao nhất với NAV tăng 20,15% dù trong tháng 8 mức tăng trưởng không phải là mạnh nhất.

Ngược lại, VnIndex liên tục đạt điểm số mới nhưng quỹ đầu tư cổ phiếu triển vọng bảo Việt (BVPF) với chiến lược đầu tư theo phương pháp phân tích cơ bản lại sụt giảm NAV -0,44% trong tháng 8 so với tháng trước và từ đầu năm đến nay chỉ đạt mức tăng 3,1%.

Thống kê này cho thấy, có vẻ như, những nhà đầu tư rong ruổi trên thị trường chứng khoán tìm kiếm cơ hội đầu tư vào những cổ phiếu cơ bản tốt đã không đạt tỷ suất lợi nhuận cao như các khoản đầu tư “ăn theo” thị trường hay những cơ hội đầu tư lãi suất cố định.

Theo chiến lược đầu tư của Chứng khoán IVS thì dòng tiền đang có xu hướng tìm kiếm cổ phiếu được dự báo có KQKD Quý III tích cực. Và vì thế, vẫn còn khoảng thời gian đủ dài để giá tạo đỉnh trước khi KQKD thực sự được công bố. Chiến lược tin ra là bán sẽ giúp NĐT duy trì lợi thế nhất định. Trong khi đó, ngày càng nhiều cổ phiếu đang tạo đáy và chỉ số ít cổ phiếu vượt đỉnh nên việc lựa chọn đúng cổ phiếu trên đà vượt đỉnh là không dễ. Dựa vào kỳ vọng kết quả kinh doanh để đầu tư có vẻ là lựa chọn hợp lý hơn.

Trong khi đó, Chứng khoán Rồng Việt và Chứng khoán VCBS khuyên nhà đầu tư nên nhìn vào các hợp đồng tương lai để có thể lựa chọn chuẩn hơn. Trong tháng 8, những người mở vị thế mua nhờ nhìn vào kỳ vọng tương lai của đám đông bất chấp VnIndex đã ở mức cao và tháng “cô hồn” xem ra đã đúng. Mức giá khớp lệnh của tất cả các hợp đồng tương lai chỉ số đều tăng khá, đặc biệt là hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 9. Kỳ vọng của nhà đầu tư được phản ánh khá tích cực đối với nhận định thị trường trong các kỳ hạn ngắn hơn.

Bất chấp dịch Covid-19 trở lại, hàng trăm tỷ đồng đã đổ vào chứng khoán Việt Nam trong nửa cuối tháng 7 thông qua các quỹ ETF

Bất chấp dịch Covid-19 trở lại, hàng trăm tỷ đồng đã đổ vào chứng khoán Việt Nam trong nửa cuối tháng 7 thông qua các quỹ ETF

03/08/2020

Thống kê trong nửa cuối tháng 7 cho thấy các quỹ ETF chủ lực trên thị trường đã hút ròng lượng vốn lên tới 24,1 triệu USD, trong đó lượng vốn đổ vào thị trường Việt Nam là 21,3 triệu USD (gần 500 tỷ đồng). Diễn biến TTCK Việt Nam trong nửa cuối tháng 7

Xem thêm
Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020 đã ghi danh 21 doanh nghiệp

Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020 đã ghi danh 21 doanh nghiệp

31/07/2020

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp đang gặp khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid từ đầu năm. Thậm chí nhiều doanh nghiệp từ lãi lớn cùng kỳ năm trước, thì nửa đầu năm nay kinh doanh thua lỗ. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp

Xem thêm
PVN vừa phát hiện mỏ dầu khí mới có trữ lượng lớn nhất lịch sử ngành dầu khí Việt Nam

PVN vừa phát hiện mỏ dầu khí mới có trữ lượng lớn nhất lịch sử ngành dầu khí Việt Nam

30/07/2020

Mỏ dầu Kèn Bầu được ước tính có từ 7 đến 9 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên (Tcf) tại chỗ và khoảng từ 400 đến 500 triệu thùng condensate, dự kiến có thể đưa vào phát triển khai thác từ năm 2028. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa thông

Xem thêm
Công ty chứng khoán và những bước chuyển mình trong 20 năm song hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam

Công ty chứng khoán và những bước chuyển mình trong 20 năm song hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam

14/07/2020

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 20 năm hình thành và phát triển, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường chứng khoán, hay thị trường vốn, cũng đã góp phần giảm bớt áp lực đối với thị trường tiền tệ

Xem thêm
Fitch Ratings: Việt Nam vượt trội so với các thị trường cận biên châu Á

Fitch Ratings: Việt Nam vượt trội so với các thị trường cận biên châu Á

07/07/2020

Fitch Ratings nhận định, Việt Nam được đánh giá nổi bật về khả năng phục hồi kinh tế và thành công trong việc kiểm soát sự bùng phát của Covid-19 giữa các thị trường mới nổi ở châu Á trong năm nay. Những yếu tố này sẽ hỗ trợ cho xếp hạng tín nhiệm “BB”

Xem thêm